ĐÔNG CÁC ĐẠI HỌC SĨ VŨ QUANG NHẠ

ĐÔNG CÁC ĐẠI HỌC SĨ VŨ QUANG NHẠ

 

ĐÔNG CÁC ĐẠI HỌC SĨ

VŨ QUANG NHẠ

 

       Giuse Vũ Quang Nhạ sinh năm 1847* tại làng Trung Lao toàn tòng Công giáo, thuộc huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Là con thứ ba xuất thân trong một gia đình trung nông của cụ Biểu Vũ Quang Thanh.

        Năm Tự Đức thứ 20 (1867), khi mới 21 tuổi đã ra tranh cử chức lý trưởng…, không thành. Điều này không do kém tài năng mà bởi còn quá trẻ lại theo đạo Da-tô vào cao trào bị bách hại, nên phẫn chí bỏ làng lên tỉnh quyết lập công danh.

        Ban đầu làm Bang tá (quan chức bảo an) ở phủ Đa Phúc tỉnh Vĩnh Yên. Nhờ tài an dân và sự nâng đỡ của quan Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Độ, sau mười năm được thăng chức Tổng đốc Hà Nội. Hồi ấy có câu vịnh rằng: “Lý trưởng bất túc, Tổng đốc hữu dư”, nghĩa là Lý trưởng không đủ mà Tổng đốc có thừa.

        Đến thời quan Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải, lại làm Tổng đốc Bắc Ninh. Tại đây, nhận báu kiếm vua trao, đánh tan giặc thảo khấu từ lâu phá hại thôn làng. Tiên trị hậu tấu huyện quan lạm quyền ức hiếp nhân dân. Năm Thành Thái thứ 12 (1900), làm sứ giả thay vua sang Pháp hội đàm và dự đấu xảo quốc tế tại Ba-lê, tuần phủ Lạng Sơn Trần Đình Lượng làm phó sứ. Dịp này đã mang lại ảnh hưởng tốt đẹp giữa An Nam và Đại Pháp.

        Đầu đời Duy Tân, quân Pháp vi phạm hiệp ước Giáp Thân (Patenôtre), ngang nhiên bãi chức Kinh lược sứ Bắc kỳ. Đang làm Tổng trấn Hải Dương, bất bình sự kiện này, cụ gửi cấp thư cho Toàn quyền Đông Dương để phản đối. Sự tình không tâm đắc, liền từ quan về quê làng lúc chưa đầy lục tuần. Thành kính tri ân, vua Duy Tân phong tước Đông Các Đại Học Sĩ, một trong hàng tứ trụ tột phẩm triều đình ngang Đại thần Thượng thư; sau người đời trân trọng, quen gọi Cụ Thượng Nhạ.

        “Quan nhất thời, dân vạn đại”, nhưng danh tiếng cụ càng lớn rộng vì nhiều cải cách tiến bộ về văn hóa xã hội, phong tục tập quán và đạo đức gia đình bấy giờ. Một trong các ái nam của cụ là Vũ Ngọc Bình – năm 1925 – tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại Pháp trở về, đã khai sinh ngành tằm tơ và thêu ren (dentelle) phổ biến cả dân làng, trở nên nghề truyền thống.

        Vì là người Công giáo mẫu mực nên hàng năm thường tổ chức tĩnh tâm cho toàn thể hương chức, và chăm lo phụng vụ xứ nhà. Khoảng năm 1927, chính cụ đã kiến nghị Đức Khâm mạng tòa Thánh Constantino Ayuti, đệ trình Đức Giáo hoàng tấn phong giám mục bản xứ. Cảm phục tấm lòng thiện chí, Đức Piô XI đã phong cụ làm Đại Hiệp Sĩ Dòng Thánh Gregoire (Officier de l’ordre de Saint Gregoire). Tiếc thay cụ từ trần vào năm 1932, khi niềm tin chân lý thành hiện thực. Vì chưng: “Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy” (Mt 7,7).

        Nơi an nghỉ ngàn thu dành cho cụ là Lăng Quan, tọa lạc trên thửa đất rộng giữa cánh đồng lúa thuộc xóm Toàn Dũng làng Trung Lao. Nổi bật ngay trung tâm là mộ phần, cổ kính uy nghi với lưỡng Long triều Nguyệt. Ngoài ra, trong khuôn viên còn có hai mộ song thân và một mộ phu nhân. Cạnh bên là các đài dựng bia, bốn bề mái vòm cửa cuốn chứa nhiều phù điêu văn bản bằng chữ Hán, nội dung ca tụng công đức Thượng quan. Đặc biệt còn có hai sắc chỉ của vua Thành Thái đệ cửu niên (1897) và vua Duy Tân đệ thập niên (1916) ban tặng.

        Lời thỉnh nguyện hóa thành giao ước nên vào thời Đức Khâm mạng Colomban Dreyer, một biến cố quan trọng chứng tỏ sự trưởng thành của giáo hội Việt Nam. Ngày 11 tháng 6 năm 1933, cha Gioan Baotista Nguyễn Bá Tòng được tấn phong giám mục tiên khởi, do Đức Thánh Cha Piô XI tại La-mã.

        Cũng trong thập niên đó ngày 29 tháng 6 năm 1935, cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn được tấn phong giám mục thứ hai, do Đức Khâm sứ Dreyer tại Phủ Cam (Huế). Tiếp đến ngày 4 tháng 5 năm 1938, cha phêrô Ngô Đình Thục được tấn phong giám mục thứ ba, do Đức Khâm sứ Drapier tại Huế. Và cuối thập niên đó – năm 1940 – một giám mục nữa được tấn phong là cha Gioan Maria Phan Đình Phùng.

        Vẻ vang thay! Công đức Cụ Thượng thật không nhỏ đối với đời và đạo. Một tấm gương cho mọi thế hệ noi theo; một ngôi sao sáng giữa lòng dân tộc. Nét son hồng của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

        Những phiến đá Thanh trải khắp các nẻo đường làng Trung Lao, giờ đây như huyền thoại. Nhớ ơn Cụ Thượng, người Trung Lao mãi mãi tự hào về Cha Ông mình; dấu ghi dòng sử sách, làm rạng rỡ quê hương.

 

                                                               Vinhsơn VŨ ĐÌNH CƯỜNG

                                                                 (Đầu Tháng Hoa 2010)

        

   * Mặt sau mộ phần lại ghi:

   “Tự Đức ngũ niên tuế thứ

     Nhâm Tý cửu nguyệt sơ lục nhật vị liệt sinh”

     Nghĩa là Sinh ngày mồng sáu tháng chín năm Nhâm Tý (1852),

     Năm thứ năm Tự Đức.

   Sự sai lệch này có lẽ, năm sinh (tuổi) đã được thay đổi trong thời đương chức. 

KHU LĂNG MỘ CỤ THƯỢNG NHẠ

TIU S GIÁO X                 ĐN THÁNH TRUNG LAO

ĐỒNG HƯƠNG   CẬP NHẬT

SINH HOẠT QUÊ NHÀ

 KỆ TỦ

T.LAO (NÉT HOA)   

FILE MP3.download

 NẠP NĂNG LƯỢNG 

 ĐỌC & NGẪM

TIỀN NHÂN

 NGƯỜI CAO TUỔI

TÌM NỘI DUNG

HỘP THƯ LIÊN LẠC

TIỀN NHÂN

THÁNH ĐAMINH VŨ ĐÌNH TƯỚC

THÁNH ĐAMINH VŨ ĐÌNH TƯỚC

Sơ Lược Tiểu Sử Thánh Đaminh VŨ ĐÌNH TƯỚC (1775 – 1839) Linh Mục Dòng Đaminh            Đaminh Vũ Đình Tước sinh năm 1775 tại xóm Tây Phong – họ Tứ Lý – làng Trung Lao, Trực Ninh – Nam Định. Là con thứ hai trong một gia đình có bốn người con của...

CHA TÔMA VŨ ĐỨC DỤ TỬ ĐẠO

CHA TÔMA VŨ ĐỨC DỤ TỬ ĐẠO

Trải qua hơn 400 năm đón nhận tin mừng , Giáo Hội Việt Nam có rất nhiều những chứng nhân anh dũng hy sinh để bảo vệ đức tin. Thật vinh dự cho Giáo xứ Trung lao đã có nhiều chứng nhân đã hy sinh mạng sống để bảo vệ đức tin . Sau khi giáo xứ chuyển hài cốt Cha TôMa Vũ Đức Dụ tại giáo họ Trung Lễ -...

ĐÔNG CÁC ĐẠI HỌC SĨ VŨ QUANG NHẠ

ĐÔNG CÁC ĐẠI HỌC SĨ VŨ QUANG NHẠ

  ĐÔNG CÁC ĐẠI HỌC SĨ VŨ QUANG NHẠ          Giuse Vũ Quang Nhạ sinh năm 1847* tại làng Trung Lao toàn tòng Công giáo, thuộc huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Là con thứ ba xuất thân trong một gia đình trung nông của cụ Biểu Vũ Quang...